Tảo mộ là gì? Những lưu ý khi đi tảo mộ

Những ngày gần tết, ngoài việc trang trí cho nhà cửa, dọn dẹp hay chuẩn bị sắm sửa đồ tết, quà biếu… thì ở Việt Nam ta có một phong tục rất đẹp đó là đi tảo mộ. Vậy ngày tảo mộ là gì? Vào ngày mấy và cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết đưới dây về phong tục đẹp đó nhé!

1. Tảo mộ là gì?

Ở Việt Nam, phong tục tảo mộ rất đặc trưng, nó là một nét văn hóa của người Việt thể hiện lòng thành, lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, người đã khuất. Tảo mổ nghĩa là dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của gia tiên trước khi Tết đến.

Tảo mộ là phong tục có từ lâu đời, thể hiện lòng thành kính với bề trên, còn là dịp quây quần, ôn lại kỉ niệm, nhắc nhwor con cháu phải nhớ công ơn của tổ tiên để lại.

Xem thêm: Hướng dẫn cách hóa giải cho ngày hắc đạo

2. Ngày tảo mộ là ngày mấy?

Mỗi khi gần tết người Việt ta thường có thói quen dọn dẹp, sắm sửa tươm tất để chuẩn bị bước sang năm mới. Vì vậy phần mộ cũng phải được dọn dẹp lại trước tết đến đón sang một năm mới khác tươm tất, gọn gàng hơn. Tục tảo mộ thường avfo ngày 20-30 tết, phần mộ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, khang trang trước khi năm mới tới.

Nhiều gia đình, dòng tộc lớn có quy định ngày rõ ràng để con cháu nhớ đến và thực hiejn một cách trang nghiêm.

Ngày tảo mộ
Ngày tảo mộ

3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị gì? Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?

Cần chuẩn bị những vật dụng sau để dọn dẹp , sử sang phần mộ:

  • Cuốc, xẻng để đắp phần mộ cho đều và đầy đặn, cuốc để mở đường cho ông bà, tổ tiên về tết
  • Chổi để quét dọn
  • Bật lửa, nhang
  • Đăp lại các phần bị đục khoét

Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?

  • Mâm lễ chay hoặc mặn
  • 1 bộ tam gồm: 1 miếng thịt lợn, 3 hoặc 5 con cua hoặc tôm, 1 hoặc 3 trứng vịt
  • Hoa quả tươi
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Chè
  • Nước…
Đi tảo mộ cần chuẩn bị gì
Đi tảo mộ cần chuẩn bị gì

4. Những lưu ý khi đi tảo mộ

Bạn cần chú ý những điều sau để việc tạo mộ được suôn sẻ nhất:

  • Nên đi vào buổi sáng, tránh những ngày âm u
  • Không đùa giỡn, nói to
  • Ăn mặc lịch sự, tôn nghiêm, thành kính với tổ tiên
  • Đi tảo mộ về bạn cần tắm sạch sẽ loại bỏ khí hàn, bụi bẩn
  • Dọn dẹp phần mộ nên để gia chủ, người lowsnm tuổi thắp nhang đèn xin phép và đọc khấn.
  • Khi đợi hương tàn con cháu dọn dẹp
  • Khi hương cháy được 2/3 gia chủ tiến hành hóa vàng và xin thu lộc
  • Chặt bỏ những cây cỏ dại xum quanh sạch sẽ
Những lưu ý khi đi tảo mộ
Những lưu ý khi đi tảo mộ

5. Bài cúng tảo mộ cuối năm chuẩn

Bài cúng chuẩn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con kính lạy:

Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần.
Ngài Thổ Địa Ngũ Phương Long Mạch Tôn Thần.
Các ngài Tiền Thần Chu Tước, Hậu Thần Huyền Vũ, Tả Thần Thanh Long, Hữu Thần Bạch Hổ cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… nhằm tiết… Chúng con là:… thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư Vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:… hiện phần mộ an táng ở nơi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.

Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm… (đọc tên các đồ mã dâng cho vong).

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Xem thêm: Cách trừ tà hiệu quả bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *