Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một cái gì đó vừa thiêng liêng, vừa gần gũi in sâu trong trong tâm thức mỗi người. Nhắc đến Tết là nhắc đến gia đình, nhắc về 2 chữ sum vầy; là tiễn ông Táo về trời, cúng Tất niên, rước ông bà, là nhà nhà chưng đào, chưng mai, là rộn ràng chúc Tết, đón xuân. Hương vị ngày Tết thì có lẽ ai cũng biết, nhưng hiểu được ý nghĩa thật sự của Tết nguyên Đán thì có thể không phải ai cũng tường tận. Hãy cùng Kiến Vàng tìm hiểu về ý nghĩa của tết Nguyên Đán qua bài viết sau nhé.
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam, là khoảng giao thời giữa năm cũ và năm mới Âm lịch. Tết Nguyên Đán còn thường được gọi là Tết Âm lịch, Tết Ta, Tết Cả, Tết Cổ truyền hoặc chỉ đơn giản dân gian gọi là Tết. Đây còn là dịp lễ quan trọng trong văn hóa của một số nước Á Đông như Trung Quốc, Đài Loan và trước đây còn có Nhật Bản, hiện nay đất nước Nhật Bản đã lược bỏ ngày Tết này.

Ở Việt Nam, nhân dân thường bắt đầu dịp lễ vào khoảng 23 tháng Chạp âm lịch, và kết thúc khoảng mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Tết Âm lịch thường muộn hơn Tết Dương lịch từ 21-42 ngày tùy vào mỗi năm. Tuy nhiên, thời gian nghỉ lễ thường dao động tùy thuộc vào phong tục, tập quán mỗi vùng miền, cũng như điều kiện học tập, lao động của mỗi người, mỗi gia đình. Thời gian nghỉ tết Nguyên Đán của người lao động trong các ngành nghề thường dao động từ 7-10 ngày. Và người dân ở nông thôn có xu hướng nghỉ Tết Nguyên Đán dài hơn ở thành phố.
Nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán”
Xét về nghĩa, chữ Tết có nguyên nghĩa là “tiết” tương tự như “tiết khí” trong năm, và hai chữ “Nguyên Đán” vốn là chữ Hán Việt với chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu; “Đán” có nghĩa là bình minh, sáng sớm; vậy “Nguyên Đán” mang ý nghĩa là khởi đầu của buổi sáng sớm. Tức là thời điểm bắt đầu một mùa xuân, bắt đầu một năm mới.
Các nước Đông Á trước đây vốn chủ yếu canh tác lúa nước, để thuận tiện trong quá trình canh tác, người nông dân đã dựa vào thời tiết trong năm cùng với lịch Âm lịch để phân chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí. Trong đó tiết quan trọng nhất, khởi đầu cho một chu kỳ canh tác, gieo trồng chính là tiết Nguyên Đán, hay vẫn thường gọi là Tết Nguyên Đán.

Xem thêm:
- Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn phong thủy
- Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu? Ý nghĩa của tảo mộ
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu?
Đây là một câu hỏi cho tới hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam qua 1000 năm Bắc thuộc. Bên cạnh đó, lại có những quan điểm trái chiều cho rằng Tết Nguyên Đán đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời vua Hùng trị vì, tức là trước giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc nên có thể khẳng định Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ chính dân gian chúng ta từ thời xa xưa.

Ý nghĩa sâu sắc của Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam
Có thể nói đây là dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam không chỉ bởi ý nghĩa thiêng liêng, nhân văn của Tết, mà còn bởi không khí rộn ràng, phấn khởi, ấm áp mà ngày Tết đem lại cho mỗi chúng ta. Dù có ở đâu, làm công việc gì đi nữa, mỗi người con Việt Nam đều mong muốn được trở về nhà, nơi tổ ấm sum vầy, trút bỏ gánh nặng, muộn phiền của năm cũ và đón chào năm mới với tinh thần lạc quan nhất.
Tết Nguyên Đán là thời điểm trời đất, con người, thần linh giao hòa
Tết được xem như thời khắc linh thiêng giao hòa giữa trời đất, con người và thần linh. Chính vì vậy, dân gian tin rằng thể hiện lòng thành kính và ước nguyện của con người đối với thần linh trong thời khắc này sẽ được thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban mọi sự may mắn, tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Ngày Tết, mọi người thường tìm đến những nơi linh thiêng, chùa chiền để thắp hương, bái Phật, tỏ lòng thành kính; cũng như cầu mong một năm mới sức khỏe, an khang, sung túc, đủ đầy cho bản thân và gia đình.

Tết Nguyên Đán – Tết đoàn viên, gia đình hạnh phúc, sum vầy
Còn gì hạnh phúc hơn khi ngày Tết được quây quần bên gia đình, cha mẹ, anh em, con cháu vừa đón khoảnh khắc giao thừa, vừa thưởng thức mâm cỗ, cùng nhau ôn lại chuyện cũ của một năm trôi qua và cả những dự định cho một năm mới. Tiếng cười vui rộn rã của người lớn, tiếng nô đùa của trẻ em. Đây mới thực sự là hương vị tình thân, hương vị ngày Tết mà có lẽ chỉ những người con xa xứ mới có thể thấu hiểu được. Dù nơi đất khách, quê người có bộn bề đến đâu thì mỗi dịp Tết đến lại khiến những người con chạnh lòng, bâng khuâng đến lạ.

Tết Nguyên Đán là dịp mọi người hướng tới cội nguồn
Ngày Tết cũng là dịp con cháu tưởng nhớ, bày tỏ lòng kính trọng với ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Người Việt thường có tập tục tảo mộ, cúng rước, cúng đưa ông bà tổ tiên trong những ngày năm mới.
Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm may nắn, vẹn toàn.
Người Việt chúng ta thường có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy mọi người đều quan niệm rằng nếu những ngày đầu năm vui vẻ, may mắn, sung túc thì cả năm cũng sẽ được may mắn, vẹn toàn. Đầu năm, mọi người ai ai cũng mặc quần áo mới, trang hoàng nhà cửa và chúc tới nhau mọi điều tốt lành để cầu mong một năm an khang, thịnh vượng.
Trên đây là những ý nghĩa nhân văn, cốt lõi nhất của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa và đời sống của người Việt ta. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về văn hóa của nước Việt Nam ta.
Mọi người có nhu cầu vận chuyển đồ đạc, hàng hóa liên hệ ngay đến dịch vụ vận tải Kiến Vàng để được phục vụ tận tình, chu đáo nhất.
CTY TNHH VẬN CHUYỂN KIẾN VÀNG HÀ NỘI
Taxi tải Kiến Vàng Hà Nội với 15 năm kinh nghiệm cho thuê xe tải chở hàng, chuyển văn phòng, xe tải chuyển nhà giá rẻ. Số lượng xe không hạn chế, Taxi tải Kiến Vàng xứng đáng là sự lựa chọn số 1 của quý khách hàng.
ĐT: 0961.729.729 – 0704.682.682 – 02439.978.978 – 0333088889
Địa chỉ bãi xe: – Số 105 Ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Số 136 hồ -Tùng Mậu – Phú Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
– Số 369 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên -Hà Nội