Contents
Trong quá trình xuất khẩu nhập khẩu,vận chuyển hàng hóa là khâu tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa,không làm thay đổi bản chất cũng như tính chất,thành phần cấu tạo chính của hàng hóa.Ngoài những chứng từ giữa bên mua và bên bán như hợp đồng,invoice,… thì còn một chứng từ vô cùng quan trọng nữa đó là chứng từ thể hiện mối liên lạc giữa bên mua và bên bán với nhà vận chuyển.Chứng cứ mà chúng tôi đang đề cập ở đây chính là vận đơn
1.Hiểu thế nào là vận đơn?

Vận đơn là văn bản ghi nhận việc tiếp nhận hàng hóa lên phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường biển hoặc đường không), là sự thừa nhận chính thức của người vận chuyển về việc tiếp nhận số hàng hoá liên quan lên phương tiện vận chuyển do mình quản lí và điều khiển để chuyển đến nơi được chỉ định trong hợp đồng vận chuyển và giao cho người nhận hàng được chỉ định.
Vận chuyển theo vận đơn được thực hiện bắt đầu từ đầu thế kỉ XIX ở các nước Châu Âu và phát triển mạnh,nhất là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải từ đầu thế kỉ XX
Trong pháp luật quốc tế,văn bản cơ sở về vận đơn là công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn.gồm các loại vận đơn sau:
1,Vận đơn đích danh,loại ghi rõ tên người nhận hàng và tên người vận chuyển chi trả hàng cho người có lai lịch rõ ghi trên vận đơn
2,Vận đơn theo lệnh,loại ghi rõ tên người giao hàng hoặc những người do người giao hàng chỉ định sẽ phát lệnh trả hàng.Người vận chuyển chỉ được trả hàng một khi có lệnh của người được ghi rõ tên trên vận đơn.Nếu vận đơn theo lệnh dùng giấy tờ giả mạo để nhập hàng hoặc xuất được hàng để trốn được thuế…Việc buôn bán có thể là trực tiếp qua đường bộ,đường biển,đường không ghi rõ họ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng dĩ nhiên được coi là người có quyền đó
3,Vận đơn xuất trình (vận đơn vô danh).Vận đơn không ghi rõ họ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng.Người vận chuyển có quyền trả hàng cho người nào xuất trình được vận đơn
4,Vận đơn suốt là vận đơn kí phát cho cả quá trình vận chuyển hàng hóa trong liên hiệp vận chuyển,nghĩa là việc vận chuyển có sự tham gia của những người vận chuyển thuộc các loại hình thức khác nhau như đường biển,đường bộ và đường sông,đường không
Xem thêm:Mượn tuổi làm nhà có thực sự tốt? Kinh nghiệm khi mượn tuổi làm nhà
2.Vận đơn có chức năng và tác dụng gì?

-Chức năng
+Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng,và trong đó đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
+ Nó là giấy biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho những người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với các hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị và được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
-Tác dụng
+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa,
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,
+ Làm chứng từ để cầm cố và mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,
+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê và ghi sổ, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
3.Nội dung và sơ sở pháp lý
Nội dung của vận đơn cần chú ý đến những điểm sau đây
– Họ tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu
– Cảng xếp hàng
– Cảng dỡ hàng
– Họ tên và địa chỉ người gửi hàng
– Họ tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)
– Đại lý, bên thông báo chỉ định
– Tên hàng hóa, ký mã hiệu, số lượng kiện hàng, trọng lượng hoặc thể tích
– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán
– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
– Số bản gốc vận đơn
– Chữ ký của người vận tải hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý
Cơ sở pháp lý của vận đơn:
Đây là quy định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển.
Xem thêm: Hướng dẫn cách hóa giải cho ngày hắc đạo
4.Phân loại vận đơn

Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, người ta chia làm nhiều loại vận đơn.Vì vậy,có rất nhiều loại vận đơn với những tên gọi khác nhau. Ở bài viết này, xuất nhạp khẩu Lê Ánh đưa ra cách phân loại vận đơn thường dùng và được nhắc đến nhiều nhất.
*Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn
+ Vận đơn chủ (Master Bill of lading)
Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không hay hãng tàu.
Thông tin trên Master Bill of lading gồm:
Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)
Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..
+ Vận đơn thứ (House Bill of lading)
Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện và thường là công ty Forwarder phát hành.
Thông tin trên HBL gồm:
Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK
Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn gồm ba loại:
+ Vận đơn theo lệnh (To Order B/L):
Là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng
Ví dụ: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam). Trường hợp trên vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai thì người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.
Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán thư tín dụng
+Vận đơn đích danh (Straight B/L):
Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Là vận đơn mà trên đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách Endorsement-ký hậu
+ Vận đơn vô danh (Bearer B/L):
Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống và không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.
Switch bill of lading – 1 loại vận đơn đặc biệt
Switch bill of lading là một dạng vận đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng.
Việc switch B/L này thường được sử dụng trong những trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ của hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc trốn thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như những quy định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.
Switch bill of lading thường sử dụng trong vận chuyển đường biển và không phải doanh nghiệp nào có dịch vụ xuất Switch bill of lading. Vì vậy, khi sử dụng loại vận đơn này cần phải thỏa thuận rõ với đơn vị sản xuất thực tế.
5.Vận đơn sạch? Vận đơn theo lệnh?

-Vận đơn sạch:
Là loại vận đơn bằng đường biển, trong đó không có chú gì về tình trạng của hàng hóa, tức là hàng hóa được người vận chuyển nhận trong tình trạng tốt. Loại này còn được gọi là vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading)
Ngược lại, là loại vận đơn bẩn, có ghi chú tình trạng của hàng hóa không tốt,kém, chẳng hạn như: thùng bị méo móp, rách vỡ.
-Vận đơn theo lệnh:
Cũng là loại vận đơn bằng đường biển mà trong ô Consignee (người nhận hàng) đề nội dung yêu cầu người gửi hàng giao hàng theo lệnh của Consignee đó. Cụm từ thường là tiếng Anh như: To the Order of + tên Consignee.
Cùng nhóm này còn có Vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận), và Vận đơn Vô danh (không ghi tên ai).